15 lượt xem
Tuy nhiên, khi mua ô tô cũ, nhiều người giàu kinh nghiệm vẫn có cách kiểm tra xe cũ bị sơn lại hay chưa. Bởi kỹ thuật sơn tinh vi đến nhường nào thì cũng khó giống với sơn “zin”.
Cách kiểm tra dễ dàng nhất là xem màu sơn ở các phần cạnh, phần nối của thân xe. Vì vị trí này thường còn lớp sơn cũ. Có thể so sánh giữa màu sơn, độ bóng, độ cũ mới giữa các phần này. Xe được sơn lại thường bóng hơn, có độ phản chiếu sắc hơn, khó thể “nhái” theo độ xuống cấp của phần sơn “zin” cũ. Để kiểm tra xem xe có bị đắp vá matit không chỉ cần sử dụng nam châm. Đặt nam châm vào vị trí nghi ngờ, nếu nam châm không hít thì rất có thể phần này đã được đắp vá rồi phủ sơn.
Khung và gầm là bộ phận quan trọng nhất nhưng cũng là bộ phận nhanh xuống cấp nhất. Rất nhiều trường hợp trong bề ngoài xe còn rất mới nhưng khung và gầm bên trong đã gỉ sét thậm chí bắt đầu mục. Do đó với người bán xe cũ “cao tay” sẽ không bỏ qua việc làm mới khung và gầm trước khi đưa xe đi bán.
Đối với xe ô tô cũ bị tai nạn nặng, khung va đập mạnh bị biến dạng, khi vào gara, các phần quan trọng nhất như phần có số khung sẽ được giữ lại. Những phần hư hại nặng sẽ được nắn chỉnh, hàn ghép thêm… Sau đó sơn lại thì rất khó phát hiện. Nếu khung xe còn nguyên chỉ móp méo một số chỗ thì quá trình xử lý đơn giản và nhanh hơn. Với trường hợp xe ô tô cũ nát gầm bị mục nặng thì tiến hành cạo gỉ và phun sơn phủ gầm mới để che lắp.
Đây là các bộ phận dễ bị trầy xước, hư hại nhất khi xe bị va quẹt, đâm đụng. Với những xe bị tai nạn nặng thì cản va và chắn bùn thường vỡ. Vì vậy khi tân trang xe, nếu phần này bị hư hại nặng sẽ thường được thay mới.
Những xe ô tô cũ 10 năm hay đời quá sâu, xe bị tai nạn, xe bị lỗi nặng… thường phải bổ máy và “đại trùng tu” động cơ, hộp số để xe có thể vận hành êm ái. Đây chính là lý do vì sao khi mua ô tô cũ cần kiểm tra để nhận biết xe ô tô bị bổ máy hay chưa.
Để đánh giá độ hao mòn xe, biết xe sử dụng ít hay nhiều người ta thường nhìn vào số kilomet trên xe. Nắm bắt được điều này nên hầu hơn hơn 60% xe ô tô cũ sẽ được tua đồng hồ công tơ mét để bán xe được giá hơn. Đây là chiêu lừa khi mua ô tô cũ rất phổ biến.
Thông thường người ta chỉ làm lại phần điện ô tô cũ khi xe ô tô cũ bị thuỷ kích, bị ngập nước nặng… Những bộ phận điện trên xe thường được thay mới có các mô đun điện tử, hộp đen, hộp điều khiển, bình ắc quy… Để tiết kiệm chi phí, đồ thay thế đa phần là đồ trôi nổi hoặc lấy từ xe cũ tương đương cùng chủng loại. Thay thế theo cách phần nọ ghép phần kia, rất hiếm khi có hàng OEM.
Nội thất là phần cực kỳ quan trọng. Khi xem xe, người kiểm tra nội thất ô tô cũ rất kỹ. Bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm dùng xe sau này.
Do đó để bán xe được giá, tân trang nội thất là công đoạn không thể thiếu. Có hai xu hướng tân trang nội thất. Một là làm mới nội thất làm sao cho giống với nguyên bản nhất. Hai là “độ” nội thất xe độc đáo và sang trọng hơn.
Khi tân trang nội thất ô tô cũ, các bộ phận thường được độ thêm, thay mới thường thấy như: bọc lại ghế da ô tô, thay thảm lót sàn ô tô, bọc trần xe, thay bọc vô lăng, nâng cấp màn hình DVD xe, nâng cấp âm thanh xe, vệ sinh & sửa chữa hệ thống điều hoà…
Các xe ô tô cũ thường sẽ được thay gioăng nắp capo, gioăng cửa xe để đóng mở chắc chắn hơn, cách âm tốt hơn. Với gioăng nắp capo, nếu ấn móng vào có tiếng tách, nghĩa là gioăng đã được thay mới. Gioăng “zin” ấn vào chỉ nở ra chứ không kêu.
Khi lốp ô tô bị mòn người ta sẽ thay lốp mới. Tuy nhiên một lốp ô tô hiện nay cũng không rẻ, có thể lên đến vài chục triệu đồng. Do đó, vừa để bán xe được giá lại vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, nhiều người bán xe cũ chọn cách làm lại lốp thay vì thay lốp mới.
Hiện nay, việc biến lốp ô tô cũ thành lốp mới khá dễ dàng. Lốp cũ sau khi rửa sạch, người ta sẽ dùng máy cắt để tạo các đường hoa lốp mới. Sau đó dùng dầu bóng đen phun lên lốp. Để tạo thông số kỹ thuật lốp mới, người ta dùng máy mài bào mòn phần thông số cũ, rồi dùng khuôn ép nóng ép vào chỗ vừa mài.
Bên cạnh làm lại lốp người ta cũng thường tân trang luôn cả mâm xe ô tô.
Một cách tăng giá xe ô tô rất hiệu quả đó là thay đổi trang bị để nâng cấp lên phiên bản cao. Đây là một chiêu trò lừa đảo được sử dụng khá phổ biến với các dòng xe taxi hoàn lương. Bởi xe taxi thường là phiên bản giá rẻ ví dụ như Toyota Vios Limo, Toyota Innova J, Hyundai i10 bản thiếu… Khi bán ra rất mất giá, ít người mua.
Vì thế người bán chọn cách “mông má”, “độ” nâng cấp thêm để đưa xe lên các bản cao hơn. Ví dụ Toyota Vios cũ bản Limo nâng lên bản G hoặc E, Toyota Innova cũ bản J nâng cấp lên bản E, Hyundai i10 cũ bản thiếu nâng lên bản đủ…
Có rất nhiều thủ thuật của giới trong nghề giúp “hô biến” một chiếc xe không rõ nguồn gốc thành xe “chuẩn mực”. Xe nhập lậu, xe bị tai nạn, xe cũ nát, xe trộm cắp… có thể mượn giấy tờ thật, làm lại số khung – số máy trên xe để trùng khớp với giấ tờ. Hoặc cũng có thể số khung, số máy là thật nhưng giấy tờ được làm giả.
Nam Phạm
src: danchoioto