10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THU PHÍ KHÔNG DỪNG SAU 7 NGÀY HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỨC

Các cao tốc hiện nay đã tiến hành thu phí theo hình thức không dừng (ETC) được vài ngày nhưng đã ghi nhận hàng chục nghìn trường hợp phát sinh lỗi. Vậy có những điều gì cần phải rút kinh nghiệm sau 1 tuần thực hiện thu phí không dừng hoàn toàn vừa qua?

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 1.

                                                              1. Đã có 10 tuyến cao tốc chỉ thu phí tự động không dừng

Từ ngày 1/8, Việt Nam có tổng cộng 10 tuyến cao tốc thu phí tự động không dừng hoàn toàn, gồm: Nội Bài – Lào Cai, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ – Ninh Bình, Bắc Giang – Lạng Sơn, Hạ Long – Vân Đồn, Hà Nội – Hải Phòng, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Liên Khương – Đà Lạt, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Trung Lương – Mỹ Thuận.

Trong ngày đầu tiên thực hiện thu phí không dừng hoàn toàn, nhiều phương tiện không đủ điều kiện hoặc dán thẻ nhưng không đủ tiền trong tài khoản vẫn đi vào các làn ETC dẫn đến việc ùn tắc tại một số cao tốc.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 2.

2. Chủ xe không cần duy trì số dư tài khoản bằng 50% lệ phí trên cao tốc của VEC, miễn sao đảm bảo đủ điều kiện vận hành trên cao tốc với thẻ thu phí không dừng

 

Đối với các cao tốc thuộc quản lý của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ xe hiện được khuyến cáo duy trì 50%  phí chặng dài nhất của xe loại 1 (ô tô dưới 9 chỗ) thay vì bắt buộc như trước đây; trong đó gồm 4 cao tốc: Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Đà Nẵng – Quảng Ngãi và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Điều này cho thấy sự lúng túng của các nhà cung cấp dịch vụ; đồng thời, đặt ra vấn đề nếu tài khoản có đủ tiền cho 50% quãng đường nhưng xe đi quá mức này thì sẽ ra sao, và liệu có tin nhắn cảnh báo qua ứng dụng trên điện thoại hay không. Ngoài ra, việc thu phí trả sau tương tự như điện thoại cũng được nhiều người quan tâm nhưng không rõ lý do vì sao các nhà cung cấp vẫn đang lên kế hoạch và chưa thực hiện phương án này.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 3.

                                  3. Các chủ xe dán thẻ ETC mới đã không còn được miễn phí

 

Từ ngày 5/8, công ty TNHH thu phí tự động (VETC) thông báo sẽ không còn miễn phí lần dán thẻ E-tag đầu tiên, tất cả các chủ xe giờ sẽ phải mất 120.000 đồng/lần dán. Trước đó, vào ngày 25/7, công ty cổ phẩn giao thông số Việt Nam (VDTC) cũng đã chính thức dừng việc dán thẻ ePass miễn phí cho khách hàng.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 4.

                                         4. Chú ý khi nạp tiền vào tài khoản

 

Chủ xe đang sử dụng dịch vụ thẻ của VETC sẽ phải nạp tiền để duy trì tiền tài khoản trước mỗi lần di chuyển trên cao tốc, trong khi thẻ ePass của VDTC cho phép liên kết với ví điện tử Viettel Money để trả phí tự động giúp hạn chế tình trạng quên nạp tiền.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 5.

                               5. Không được để tiền trong tài khoản trống hoặc thiếu tiền khi qua các trạm thu phí

Theo Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc xe gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện giao thông còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 6.

                                6. Thực hiện dán thẻ ETC trước khi vào cao tốc

Hiện còn nhiều xe chưa được dán thẻ định danh sử dụng dịch vụ thu phí không dừng nên gây ra tình trạng ùn tắc và tốn thời gian trên cao tốc. Chủ xe có thể mang ô tô đến các trạm đăng kiểm (dán thẻ E-tag của VETC) hoặc đến các cửa hàng Viettel Store và Viettel Post (dán thẻ ePass của VDTC).

Đối với các loại thẻ dán trong kính, người lái không nên dán film cách nhiệt để tránh trường hợp thiết bị ở trạm thu phí không đọc được mã định danh.

Trong khi đó, đối với loại thẻ dán ở đèn trước, chủ xe nên chú ý các tác động từ bên ngoài đến thẻ ETC như: Mưa, nắng, rửa xe….cũng như tìm đúng vị trí để dán. Một số xe với thẻ dán từ lâu nhưng không dùng có thể bị suy giảm chất lượng.

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 9.

                                                                      9. Không đưa tiền mặt khi gặp lỗi ở làn ETC

 

Nếu gặp lỗi khi qua làn ETC dù đã dán thẻ, chủ xe không nên thực hiện thanh toán bằng vé lượt hay thu phí bằng tiền mặt mà yêu cầu nhân viên BOT kiểm tra lại và mở barrier cho phương tiện di chuyển, để 2 nhà cung cấp dịch vụ thống nhất trừ tiền offline (trừ tiền sau).

 

10 điều cần biết về thu phí không dừng sau 7 ngày hoạt động chính thức - Ảnh 10.

                             10. Chú ý nếu barrier không mở dù tài khoản đã bị trừ tiền

 

Chủ xe hãy cung cấp tin nhắn hoặc thông báo trừ tiền trên ứng dụng điện thoại cho nhân viên ở trạm BOT và yêu cầu mở barrier cho xe qua và không thanh toán bất kỳ khoản phí nào bằng tiền mặt.

Cre: Autopro.com.vn

Bình luận trên Facebook
Giỏ hàng của bạn Chưa có sản phẩm 0
0931548544
0931548544