Ký hiệu xe số tự động, giải mã các ký hiệu trên cần số xe tự động

Ký hiệu xe số tự động, giải mã các ký hiệu trên cần số xe tự động

Việc nắm ý nghĩa các ký hiệu xe số tự động sẽ rất dễ dàng với phần giải mã ký hiệu và hướng dẫn lái xe số tự động sau đây.

Hộp số ô tô được phát minh bởi Panhard-Levassor vào năm 1894. Kể từ đây ác nhà sản xuất xe luôn tìm cách cải tiến để giúp quá trình sang số thuận tiện hơn. Năm 1904, hộp số tự động ra đời được xem là cuộc cách mạng lớn trong ngành công nghiệp ô tô. Lái xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với lái xe số sàn, nhất là khi di chuyển trong đô thị vốn thường xảy ra tình trạng tắc đường, kẹt xe.

Ý nghĩa các ký hiệu xe số tự động


Thoạt nhìn, các ký hiệu trên xe số tự động thường có vẻ rườm rà và phức tạp hơn xe hộp số sàn. Một trong những lý do là chúng đa phần thể hiện bằng tiếng Anh. Nhưng thực tế, cách sử dụng cần số xe tự động lại đơn giản hơn so với xe số sàn.

Các ký hiệu cơ bản trên cần số ô tô tự động

Mỗi hãng xe ô tô thường có cách thiết kế ký hiệu trên cần số ô tô khác nhau. Tuy nhiên hầu như đều có những xe hộp số tự động đều có các ký hiệu cơ bản:

  • P: Đậu xe (Parking)
  • R: Lùi xe (Reverse)
  • N: Trạng thái tự do (Neutral) hay O, số “mo”
  • D: Số tiến (Drive)
Các ký hiệu cơ bản trên hộp số xe ô tô số tự động
Các ký hiệu cơ bản trên hộp số xe ô tô số tự động

Các kí hiệu xe số tự động được sắp xếp trên cần số xe tự động theo thứ tự như sau:

  • Số đậu P nằm ở vị trí trên cùng
  • Số lùi R nằm ở vị trí trên, ngay dưới số đậu P
  • Số mo N thường nằm ở vị trí ngay giữa
  • Số D và một số ký hiệu khác nằm bên dưới số mo N

Các ký hiệu mở rộng trên cần số xe tự động

Bên cạnh những ký hiệu trên cần số ô tô tự động cơ bản trên, các dòng xe ô tô cao cấp thường thêm một số ký hiệu riêng ứng với từng ý nghĩa như:

Chế độ M (Manual: số tay): Chế độ này giúp thao tác như số sàn. Nggười điều khiển có thể sang số 1, 2, 3, 4… và ngược lại. Chế độ này thường có thêm ký hiệu dấu “+” nghĩa là tăng số và dấu “-“ nghĩa là giảm số ở chế độ này.

Chế độ S (Sport: thể thao): Chế độ này có tác dụng tăng sức mạnh, hỗ trợ tăng tốc nhanh, mang đến cảm giác phấn khích, thể thao. Thường sử dụng khi cần vượt xe, đi đường đèo dốc…

Chế độ D1 (Drive 1), D2 (Drive 2), D3 (Drive 3): Đây là các chế độ tạo ra độ hãm lớn, thường sử dụng khi xuống dốc, đỗ đèo.

Chế độ OD (Overdrive): Chế độ tăng tốc nhanh, thường sử dụng khi cần vượt gấp hoặc đổ đèo.

Chế độ L (Low): Đây là số thấp. Chế độ nhãm này thường sử dụng cho các trường hợp xe phải tải nặng, lên dốc hoặc xuống dốc.

Chế độ B (Brake): Đây là số hãm giống như chế độ L ở trên. Chế độ B dùng hãm tốc bằng động cơ, sử dụng trong trường hợp xe đổ dốc.

Các ký hiệu trên không chỉ thường sử dụng cho dòng xe số tự động AT mà còn cho các dòng xe hộp số vô cấp CVT và hộp số ly hợp kép DCT.

Ngoài các ký hiệu cần số xe tự động cơ bản, một số xe còn có thêm nhiều ký hiệu của những chế độ nâng cao
Ngoài các ký hiệu cần số xe tự động cơ bản, một số xe còn có thêm nhiều ký hiệu của những chế độ nâng cao

Hiện nay, với nhiều dòng xe số tự động, nhà sản xuất thường trang bị thêm lẫy chuyển số tích hợp sau vô lăng. Lẫy chuyển số này giúp người lái có thể sang số tay khi chạy xe ở chế độ S (Sport) hay M (Manual).

Một số lưu ý về cần số xe tự động


Tuỳ theo hãng sản xuất, dòng xe mà vị trí cần số xe tự động sẽ khác nhau. Đối với các dòng xe ô tô con như xe sedan (4 – 5 chỗ) hay xe SUV/CUV (5 – 7 chỗ)… cần số thường nằm ngay phần bệ trung tâm đặt giữa ghế lái và ghế hành khách (gọi là center console).

Đối một số dòng xe MPV, bán tải (pick-up truck), phổ biến với xe 9 chỗ, 15 – 16 chỗ… cần số được đặt ở trục tay lái nhằm giúp giải phóng không gian sàn xe. Riêng với xe thể thao, xe đua như Ferrari, Lamborghini, Bugatti… cần số thường ở dạng nút bấm hoặc núm xoay. Một số mẫu xe sang hiện cũng áp dụng kiểu cần số tự động này.

Các dòng ô tô từ 9 chỗ trở lên thường đặt cần số ở gần vô lăng
Các dòng ô tô từ 9 chỗ trở lên thường đặt cần số ở gần vô lăng
src: danchoioto
Bình luận trên Facebook