14 lượt xem
Nhìn lại một chút về lịch sử thiết kế dàn đèn trước, ta có thể thấy gần như không có hãng xe nào là không có một cách tiếp cận độc nhất của riêng mình. Từ cách bố trí đèn, hình dạng bóng đèn, giao diện ngang/dọc/chéo hay các công nghệ mới lạ (chẳng hạn đèn ẩn pop-up cách đây nhiều thập kỷ)… mọi thứ đều đã được thử nghiệm qua.
Trong giai đoạn 2 thập kỷ đầu tiên khi ta bước sang thiên niên kỷ mới, các hãng xe có xu hướng gộp hết đèn trước (ngoại trừ đèn sương mù) thành một thể, tuy nhiên từ khi bước sang thập kỷ thứ 3 mọi thứ đã dần thay đổi. Ngoài đèn sương mù và xi nhan, tới đèn ban ngày và đèn pha nay cũng đã thường xuyên “ra riêng” nhiều hơn.
Do đèn pha và tản nhiệt là phần lớn bộ mặt xe mới, 2 yếu tố này ngày một cần sự kết hợp hài hòa hơn. Xu hướng khổng lồ hóa tản nhiệt có lẽ cũng gián tiếp một phần buộc dàn đèn đi kèm phải thu hẹp không gian sử dụng và trở thành yếu tố “bổ trợ” trong cặp đôi trên và 2 cụm đèn thay vì một như trước có hiệu quả bổ trợ thẩm mỹ tốt hơn rõ rệt.
Sự vươn lên của SUV cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến đèn trước tách cụm phổ biến hơn. Do chiều cao mũi xe lớn hơn, có nhiều cụm đèn (và thường là dạng ngang) giúp tăng thêm vóc dáng bề thế cho xe và thường được kết hợp với hốc gió bên dạng dọc để tạo sự cân bằng cần thiết.
Những mẫu xe sử dụng giao diện đèn trước tách cụm xuất hiện nhỏ lẻ từ cách đây khá lâu, chẳng hạn Fiat Multipla (1998) hay Pontiac Aztec (2000). Trong thập kỷ gần nhất, ta có Nissan Juke (2010) hay Citroen Cactus (2014), tuy nhiên phải đến tận khi Hyundai Kona ra mắt vào 2017, xu thế trên mới thật sự nở rộ.
Giờ, hàng loạt các hãng xe quốc tế sử dụng phong cách thiết kế trên với tập đoàn Hyundai (Hyundai/Kia/Genesis) là nổi trội nhất trong phân khúc phổ thông – không mấy ngạc nhiên khi họ là người khơi mào trào lưu này.
Ở phân khúc xe sang, Audi hay BMW cũng đã cho thấy sự ủng hộ của mình. Có lẽ ngoại trừ Mercedes-Benz quyết tâm không thay đổi phong cách, phần lớn các tên tuổi khác sẽ chuyển sang sử dụng