Trang chủ » TIN TỨC » Bí quyết xử lý nhanh chóng khi động cơ ôtô quá nhiệt
Bí quyết xử lý nhanh chóng khi động cơ ôtô quá nhiệt
15/01/2021
3 lượt xem
Một trong những lo sợ lớn của các bác tài là khi đang chạy mà động cơ ôtô quá nhiệt. Hậu quả nhẹ thì có thể gây hỏng động cơ, nguy hiểm hơn còn dẫn đến cháy nổ. Vậy nguyên nhân do đâu mà động cơ quá nhiệt, có biện pháp nào để giữ an toàn cho người và xe trong trường hợp này? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô quá nhiệt
Động cơ ô tô quá nhiệt xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Để có thể xử lý tốt hậu quả, các bác tài cần chuẩn đoán bệnh chính xác bằng cách tìm hiểu nguyên nhân làm cho động cơ quá nhiệt.
Do điều chỉnh sai thông số kỹ thuật:
Với xe có động cơ chạy bằng xăng: thời điểm đánh lửa cùng với tỷ lệ hỗn hợp khí quyết định đến công suất của động cơ. Tỷ lệ xăng/ không khí được khuyến khích là 1/15. Tức là 1 gam xăng cần 15 gam không khí. Nếu tỷ lệ 1/13 được gọi là đậm xăng, ngược lại 1/17 gọi là nghèo xăng. Các bác tài cần chủ ý điều chỉnh tỷ lệ này để tối ưu chế độ làm việc của động cơ.
Với xe sử dụng bộ chế hòa khí: chỉ cần điều chỉnh sai yêu cầu kỹ thuật các chế độ hoạt động của xe như chế độ không tải; chế độ tăng tốc… khiến cho hỗn hợp quá đậm đặc, hoặc quá nhạt làm tổn hao công suất động cơ gây nên hiện tượng nóng máy.
Với xe sử dụng hệ thống phu xăng điện tử: các bác tài không cần điều chỉnh tỷ lệ xăng và không khí vì có hệ thông tự động. Tuy nhiên việc tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, hỏng cảm biến… làm lương xăng phun ra không được điều chỉnh lưu lượng, áp suất phun dẫn đến hiện tượng nóng máy.
Với xe có động cơ Diesel việc điều chỉnh sai bơm cao áp về thời điểm và lưu lượng phun sẽ gây nóng máy, khói đen.
Do quá trình vận hành gặp vấn đề
Trong quá trình vận hành do không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến một số bộ phận bị ăn mòn, han gỉ, dùng sai dầu nhớt… làm động cơ nóng lên. Một số nguyên nhân phổ biến:
Két nước làm mát động cơ quá bẩn, việc làm mát động cơ không được đảm bảo.
Thiếu dầu động cơ: thiếu dầu hoặc sử dụng dầu kém chất lượng, hết hạn sử dụng… làm xe nhanh nóng máy dẫn đến quá nhiệt và có thể làm động cơ hỏng nặng. Sau 3000km hoặc 500 giờ hoạt động xe nên được thay dầu nhớt;
Hỏng quạt gió: khi quạt gió hỏng tốc độ lưu thông của không khí qua két tản nhiệt hệ thống làm mát bị giảm làm động cơ nóng lên;
Động cơ nóng do phải làm việc quá tải;
Ống dẫn nước làm mát bị hỏng;
Thiếu nước làm mát;
Van hằng nhiệt bị kẹt;
Dây Curoa truyền động bị căng hoặc trùng quá mức;
Cần làm gì khi động cơ ôtô quá nhiệt?
Lái xe đường dài, nếu thấy kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ chỉ vào vạch đỏ, các bác tài cần bình tĩnh và nắm rõ các bước xử lý sau đây:
Tắt chế độ làm mát (A/C) và chuyển sang chế độ nóng giúp nhiệt trong khoang động cơ thoát nhanh hơn.
Điều khiển xe táp vào lề đường, bật đèn báo hiệu;
Tắt máy, mở nắp capo;
Chờ 30-60 phút cho xe hạ nhiệt để thực hiện thao tác kiểm tra, chuẩn đoán bệnh;
Quan sát kỹ các bộ hận bên trong khoang động cơ xem có hiện tượng rò rỉ hơi nước hoặc khói… từ bộ tản nhiệt hay ống dẫn động cơ không. Nếu có tiếng sủi bọt sẽ thấy hệ thống làm mát đang bị quá áp và động cơ quá nóng;
Kiểm tra nước làm mát nếu thiếu thì bổ sung thêm;
Gọi cứu hộ đưa xe về xưởng sửa chữa;
Việc động cơ ôtô quá nhiệt gây nguy hiểm cho cả xe và người trên xe. Nếu không phát hiện xử lý kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Các bác nên thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, bảo dưỡng xe định kỳ để đảm bảo an toàn.